Đĩa gốm sứ cổ Bát Tràng vẽ Kỳ Lân ôm chữ Phúc

Đĩa gốm sứ cổ Bát Tràng vẽ Kỳ Lân ôm chữ Phúc

Đĩa gốm sứ cổ Bát Tràng vẽ Kỳ Lân ôm chữ Phúc

Mã sản phẩm: 7176

Tình trạng : Còn hàng

Nhóm sản phẩm: Đĩa gốm sứ cổ Bát Tràng CAO CẤP + GIÁ RẺ

Loc theo: Gốm sứ trang trí

Giá bán: 1,400,000 1,260,000 đ/chiếc
-10%

- Đường kính: D 203mm

- Chiều cao   : H 25mm

Xem thêm

Bằng sự khóe léo của mình các nghệ nhân tại làng gốm sứ bát tràng đã tạo ra các sản phẩm Đĩa gốm sứ cổ Bát Tràng vẽ Kỳ Lân ôm chữ Phúc gốm sứ với nhiều kiểu dáng và hình dạng khác nhau giúp mọi người có thể chọn được các sản phẩm khác nhau.

Đĩa gốm sứ cổ Bát Tràng vẽ Kỳ Lân ôm chữ Phúc 1

Đia Ky lan om chu phuc được làm từ men xanh lam, men rạn cổ, những loại men truyền thống của gốm sứ Bát Tràng. Các nét vẽ được tạo nên từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân với cảnh vật phong phú đa dạng: Cô gái, cỏ cây hoa lá, sơn thủy hữu tình, cá chép trông trăng, lão vọng câu cá, ngũ lão bình thơ, tùng hạc, bát tiên quá hải, đám cưới chuột, em bé thổi sáo, tùng công (vinh hoa phú quý), em bé chăn trâu, tứ linh (long ly quy phụng), rồng cuốn thủy, long phụng (rồng phượng)..... Ngoài ra các họa tiết trên sản phẩm được các nghệ nhân vẽ một cách tinh tế và hài hòa giúp sản phẩm càng thêm hấp dẫn người mua.
Gốm sứ Bát Tràng chuyên cung cấp các sản phẩm tranh đĩa gốm sứ với nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau giúp mọi người lựa chon.

Đĩa gốm sứ cổ Bát Tràng vẽ Kỳ Lân ôm chữ Phúc 2

Kích thước của Đĩa gốm sứ cổ Bát Tràng vẽ Kỳ Lân ôm chữ Phúc

- Đường kính: D 203mm

- Chiều cao   : H 25mm

Tìm hiểu về ý nghĩa của Kỳ Lân ôm chữ Phúc

Đôi nét về Kỳ LÂN:

Kỳ lân (麒麟, bính âm: qílín) hay còn gọi là lân, li, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông như tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.

Lân là một giống thú linh trong hàng Tứ Linh (Long,Lân,Qui,Phụng).Lân là con cái,còn con đực gọi là Kỳ,gọi chung là Kỳ Lân.Kỳ Lân thuộc loài nai,hình dáng giống như con hưu,mình vằn,đuôi giống như đuôi trâu,vú giống như vú ngựa,có một sừng trên đầu,tánh rất hiền lành,không ăn thịt con vật khác,chỉ ăn cỏ,nên gọi nó là Nhân thú (con thú có lòng nhân từ).Mỗi khi nơi nào có Kỳ Lân xuất hiện thì có Thánh nhân ra đời cứu giúp dân chúng.Do đó,Kỳ Lân báo hiệu điềm lành,sắp có thái bình thịnh vượng.Tương truyền, khi Bà Trưng Tại mang thai Đức Khổng Tử,bà mơ màng thấy một con Kỳ Lân xuất hiện,đi đến trước mặt bà thì nó phục xuống,nhả ra một cái ngọc xích trên đó có đề chữ:Con nhà Thủy Tinh,nối đời suy Châu mà làm vua không ngôi. Đôi Kỳ Lân là pháp khí mang lại sự bình an thuận hoà, con cái thông minh hiếu thảo,học hành giỏi giang và rất hoạnh tài lộc,rất cần cho mọi nhà.
Ý nghĩa của chữ Phúc

Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc và cả trên y phục.

Từ đời nhà Minh (1368-1644), người ta thường khắc trên cánh cửa chính một chữ phúc lớn như để đón đợi hạnh phúc tới nhà, đúng như lời cầu mong của người Trung Quốc: 福 星 高 詔, phúc tinh cao chiếu, nghĩa là sao phúc từng cao chiếu xuống hay câu: 多 福 多 壽 , đa phúc đa thọ, nghĩa là nhiều may nhiều tuổi thọ, thường dùng để chúc nhau. Ngoài hình con giơi tượng trưng cho chữ phúc, người ta còn dùng trái phật thủ hay tranh ảnh vị phúc thần và vị môn thần dán trên cửa hay khắc trên mặt cửa vào đình chùa dinh thự.

Ngày Tết nguyên đán, người Trung Quốc có tục treo thuận hoặc treo ngược chữ Phúc ở trên cửa. Có hai truyện truyền kỳ giải thích truyện này. Truyện thứ nhất là một truyện từ đời nhà Minh (1368-1644) về chữ phúc viết thuận. Một hôm Minh Thái Tổ, Chu Nguyên Chương, vi hành tới một thị trấn nhỏ. Nhà vua thấy một đám đông người cười rỡn bên một bức họa. Tới gần, nhà vua thấy đó là một bức vẽ một bà già có bàn chân lớn quá khổ, tay ôm một trái dưa hấu. Nhà vua nhận ra bà già này chính là hoàng hậu. Nổi giận, nhà vua sai quân hầu theo dõi từng ngưòi trong đám người hỗn sược này về tận nhà, và viết chữ phúc trên cửa, để ngày mai nhà vua sẻ phái quân tời bắt. Trở về hoàng cung, nhà vua kể lại truyện này cho hoàng hậu nghe. Hoàng hậu vốn sẵn từ tâm, bà khẩn sai quân hầu hỏa tốc tới thị trấn này viết chữ phúc trên cửa mọi nhà dân. Sáng mai quan quân tới sau, không còn cách nào nhận ra được những ai là kẻ bị nhà vua cho lệnh tới bắt. Từ đó, người ta tin rằng chữ phúc, viết có thể dùng làm bùa hộ mạng cho mọi người.

Truyện thứ hai là truyền thoại từ đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc viết hay treo ngược. Chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái từ Cung Thân, cho lệnh treo chữ phúc trên cửa những chính ra vào đông cung. Có một tên lính hầu không biết chữ, treo ngược chữ Phúc. Thái từ nhìn thấy, nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này. Quan phủ lý vốn là người giầu từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu. Quan còn biết lòng thái tử khao khát may mắn để sớm lên ngôi báu. Ngài tâu thái tử: chữ phúc treo ngược là chữ phúc đảo, 倒, theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ đáo 到, nghĩa là tới. Vậy chữ phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới. Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng qua phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó./.

Nên để Đĩa gốm sứ cổ Bát Tràng vẽ Kỳ Lân ôm chữ Phúc ở đâu để hút tài lộc về cho gia chủ

Đĩa gốm sứ cổ Bát Tràng vẽ Kỳ Lân ôm chữ Phúc có thể được bày trên bàn, trong phòng khách, văn phòng, cửa hàng. Bày trên bàn thờ, trên két bạc, trên bàn làm việc…Nơi các cát tinh Lục Bạch,Diên Niên,Sinh Khí phối chiếu để gia tăng phúc lộc,tiền bạc.

Nếu có ý định mua sản phẩm đĩa gốm sứ cổ Bát Tràng vẽ Kỳ Lân ôm chữ Phúc thì bạn cần phải chịu khó bỏ một chút thời gian để tìm hiểu. Vì hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ nhưng mỗi nơi là nhận được sự đánh giá khác nhau từ khách hàng. Có nơi thì được khen nhưng cũng có nơi nhận được phản ánh không tốt từ chất lượng gốm cũng như đường nét tinh tế của sản phẩm. Chính vì vậy nên tham khảo thật nhiều nơi để tìm những địa chỉ thật sự ưng ý cho sản phẩm mà bạn muốn mua.

Một trong những địa chỉ đáng tin cậy để bạn có thể đến và mua các sản phẩm gốm là công ty TNHH Gốm sứ thủy tinh An Trường Lộc. Trong thời gian qua đơn vị này đã nhận được khá nhiều lời khen ngợi từ khách hàng từ chất lượng của sản phẩm cũng như giá thành. Bạn sẽ thấy được sự đa dạng về kiểu dáng cũng như giá cả khi tham khảo các sản phẩm của đơn vị này. Nếu muốn xem thì bạn hãy truy cập vào trang web: http://www.gomsubattrang.vn để được tìm hiểu cặn kẽ hơn.

Nếu chịu khó tìm hiểu về Đĩa ốm sứ cổ Bát Tràng vẽ Kỳ Lân ôm chữ Phúc thì chắc chắn bạn sẽ thấy những nét độc đáo của nó. Chắc chắn ai cũng phải trầm trồ khi bạn đặt một đĩa sứ một cách trang trọng trong không gian của mình. Hãy để nó không những là một vật trang trí mà còn đem lại niềm tin về sự phú quý cho gia đình của bạn.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ (24/7)

 GOMSUBATTRANG.VN

Trụ sở: Tại KCN Bát Tràng
Địa chỉ sản xuất: Lô K 15 KCN Bát Tràng - Xã Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nôi
Hotline: 0941.966.879
Email: gomsubattrangtaihanoi@gmail.com 
website: www.gomsubattrang.vn